{SLIDE}

Tăng huyết áp

Thứ hai, 14/01/2019 - 11:49 AM
Tăng huyết áp

1Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp (HA) là một chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể. Số đo HA được biểu diễn bằng đơn vị mmHg (hay cmHg) bao gồm 2 thành phần: Trị số HA tâm thu (số ở trên) nói lên khả năng bơm máu của tim, trị số HA tâm trương (số ở dưới) nói lên trương lực của động mạch để duy trì dòng máu chảy trong hệ thống mạch máu.

Tăng huyết áp là sự gia tăng dai dẳng huyết áp động mạch với trị số huyết áp tâm thu thường xuyên lớn hơn hoặc bằng 140 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mm Hg.

2Nguyên nhân tăng huyết áp?

90 – 95% trường hợp là tăng huyết áp vô căn, 5% là tăng huyết áp thứ cấp.

- Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn): khoảng 90% trường hợp và hầu như không tìm được nguyên nhân đặc biệt nào.

- Tăng huyết áp thứ phát: huyết áp gia tăng do hậu quả của những tổn thương ở cơ quan như thận, nội tiết, tim mạch, não,…

3Triệu chứng tăng huyết áp

Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là:

- Choáng váng, nhức đầu.

- Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.

- Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.

- Đỏ mặt, buồn nôn.

Khi có các dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên đa số người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng gì và phần lớn thậm chí còn không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng kể trên thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng.

Phân loại tăng huyết áp:

Theo Phân hội Tăng huyết áp/ Hội tim mạch Việt Nam (2016) tăng huyết áp được phân loại theo mức huyết áp đo được như các loại: tối ưu; bình thường; bình thường cao; tăng huyết áp độ 1,2,3; tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Hậu quả của tăng huyết áp?

Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Các biến chứng thường gặp của THA đã được đề cập đến là:

- Các biến chứng tim mạch: Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim...

- Các biến chứng về não: Tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não); bệnh não do THA...

- Các biến chứng về thận: Đái ra protein; suy thận...

- Các biến chứng về mắt: Tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

- Các biến chứng về mạch ngoại vi: Trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người...

Đại đa số các bệnh nhân bị THA (trên 90%) thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Quan điểm trước đây cho rằng cứ THA là phải có đau đầu, mặt bừng đỏ, béo... là hết sức sai lầm. Nhiều khi, sự xuất hiện triệu chứng đau đầu đã có thể là sự kết thúc của người bệnh THA do đã bị tai biến mạch não. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao là hết sức cần thiết và quan trọng.

THA ở người lớn đại đa số là không có căn nguyên, chỉ một số nhỏ dưới 5% là THA có căn nguyên (tức là do hậu quả của một số bệnh lí khác). Vì thế, những dấu hiệu thể hiện bệnh THA không có gì khác biệt so với người bình thường. Do vậy, rất nhiều người bệnh cho đến khi bị các biến chứng của THA, thậm chí tử vong mới biết mình bị THA hoặc mới hiểu rõ việc khống chế tốt THA là quan trọng như thế nào.

4Điều trị tăng huyết áp

Mục tiêu của điều trị hạ áp:

- Huyết áp nhỏ hơn 140 / 90 mmHg đối với bệnh nhân tăng huyết áp không có biến chứng.

- Huyết áp nhỏ hơn 130 / 80 mmHg đối với bệnh nhân tiểu đường, suy tim, suy thận mãn tính.

- Huyết áp nhỏ hơn 125 / nhỏ hơn 75 mmHg đối với những người có protein niệu.

Những mục tiêu này không phụ thuộc vào tuổi, giới tính, hoặc bệnh đi kèm.

Nguyên tắc điều trị:

- Điều trị sớm và lâu dài.

- Kết hợp thuốc và điều chỉnh sinh hoạt.

- Từ từ đưa về huyết áp mục tiêu.

- Chọn thuốc ít tác dụng phụ, phù hợp đối tượng bệnh nhân.

Các thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp:

- Nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc lợi beta, nhóm thuốc ức chế men chuyển,... dùng để điều trị tăng huyết áp.

- Nhóm thuốc lợi tiểu gồm có hydroclorothiazide, indapamide, furosemide, sprironolactone, amiloride, triamteren… Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi đưa đến làm hạ huyết áp.

- Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương có reserpin, methyldopa, clonidine… Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.

- Nhóm thuốc chẹn beta gồm có propranolol, pindolol, nadolol, timolol, metoprolol, bisoprolol, atenolol… Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta-giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng thuốc cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm.

- Nhóm thuốc đối kháng canxi gồm có nifedipine, nicardipine, amlodipine, felidipine, isradipine, verapamil, diltiazem…

- Nhóm thuốc ức chế men chuyển gồm có captopril, enalapril, benazepril, lisinopril…, cơ chế của thuốc là ức chế một enzyme có tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzyme, viết tắt ACE). Chính nhờ men chuyển angiotensic xúc tác mà chất sinh học angiotensin I biến thành angiotensin II và chính chất sau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp (THA).

- Nếu men chuyển ACE bị thuốc ức chế tức làm cho không hoạt động được sẽ không sinh ra angiotensin II, sẽ có hiện tượng giãn mạch và làm hạ huyết áp. Là thuốc được chọn khi người bị kèm hen suyễn (chống chỉ định với chẹn beta), đái tháo đường (lợi tiểu, chẹn beta). Tác dụng phụ làm tăng kali huyết và gây ho khan.

Những lưu ý khi đo huyết áp:

- Tư thế: Người được đo huyết áp phải ngồi đúng tư thế. Chân đặt trên sàn nhà, tay đặt lên bàn ngang mức tim.

- Không được sử dụng thuốc trước khi đo huyết áp 2 giờ. Người được đo huyết áp không sử dụng các chất làm tăng, hạ huyết áp trước khi đo ít nhất là 2 giờ đồng hồ. Cà phê làm tăng huyết áp, trà khổ qua làm hạ huyết áp,…

- Tuyệt đối không nói chuyện khi đang đo huyết áp.

- Cần chỉnh lại huyết áp kế ít nhất sau mỗi 3 tháng sử dụng để đảm bảo độ chính xác. Băng quấn tay phải quấn được ít nhất 80% cánh tay.

- Đo huyết áp ít nhất là 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 phút. Trị số huyết áp chính xác là trung bình cộng của 2, 3 lần đo.

- Cần đo tay đổi bên để đối chiếu mức huyết áp của hai tay.

- Chỉ số huyết áp chỉ đánh giá được tình trạng sức khỏe lúc đo. Huyết áp có sự thay đổi theo nhịp sinh học, trạng thái tâm lý, vận động thể lực, chịu ảnh hưởng của các chất kích thích làm hạ hoặc tăng huyết áp nhanh chóng.

5Phòng chống tăng huyếp áp

Điều chỉnh lối sống của chính bạn để ổn định huyết áp:

- Ngưng hút thuốc lá.

- Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân.

- Tiết chế rượu bia.

- Hạn chế ăn mặn.

- Tăng cường luyện tập thể dục.

Tăng huyết áp là bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời, có thể để lại những tổn thương trên nhiều hệ cơ quan tim, phổi, thận, mạch máu, não… Hầu như tăng huyết áp rơi vào các trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng. Để phòng chống tăng huyết áp có thể thay đổi lối sống hiện tại, tập thể dục đều đặn và tránh những thức ăn dầu mỡ, hoặc quá mặn, hạn chế bia rượu. Nếu huyết áp của bạn vượt những cho phép thì cần sự tham gia của các thuốc như lợi tiểu, ngăn tác động thần kinh giao cảm, chẹn bê-ta, các thuốc giãn mạch … để đưa huyết áp về huyết áp như mong muốn.

(Hình ảnh tổng hợp từ vnexpress, ybacsi.com, hellodoctors.vn, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tim mạch liên quan
Cơn ngất

Cơn ngất

Ngất là hiện tượng thường gặp. Ngất thường sẽ tự phục hồi sau một thời gian, khi não hồi phục lại tuần hoàn. Ngất không phải là bệnh mà là một triệu chứng bệnh, điều đó có nghĩa là nguyên nhân ngất là do một bệnh lý khác. Khi bạn bị ngất, bác sĩ sẽ tiến hành khám và kiểm tra toàn diện nhằm tìm nguyên nhân gây bệnh. Có một số nguyên nhân gây bệnh khá lành tính như hạ đường huyết, lo sợ nhưng cũng có nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị như rối loạn nhịp tim, tắc động mạch não.

Đại lý: 352 Nguyễn Văn Công,
Phường 3, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Email: lienhe@chosithuoc.com
Tel: 028.6686 3399 - 0909 54 6070
TDV: Trần Văn An - 0902 346 379

ios ios

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top