{SLIDE}

Rối loạn nhịp tim

Thứ hai, 21/01/2019 - 02:31 PM
Rối loạn nhịp tim

1Rối loạn nhịp tim là bệnh gì?

Tên gọi khác: Arrhythmias, loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không theo nhịp bình thường, quá nhanh hoặc quá chậm. Có 2 yếu tố chính sinh rối loạn nhịp tim là: rối loạn tạo xung động và rối loạn dẫn truyền xung động. Các rối loạn nhịp tim nguy hiểm cần được can thiệp điều trị chuyên khoa. Theo thống kê cho thấy rung nhĩ là tình trạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ trên 70% trong tổng số các rối loạn nhịp.

2Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể được gây ra bởi:

- Mô tim bị sẹo sau nhồi máu cơ tim hoặc suy tim mãn.

- Một số bệnh tim mạch: bệnh cơ tim giãn, bệnh lý van tim, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp.

- Hoạt động của tuyến giáp thay đổi: cường giáp, suy giáp.

- Có thể do sử dụng một số thuốc như các loại thuốc dị ứng và thực phẩm bổ sung.

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim:

- Hút thuốc, uống quá nhiều rượu hay cà phê, lạm dụng ma túy.

- Tinh thần căng thẳng, stress, hay lo lắng, nóng giận.

- Mắc một số bệnh lý như bệnh đái tháo đường.

- Có thể do yếu tố di truyền.

3Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn nhịp tim bao gồm:

- Tim đập chậm (nhỏ hơn 60 nhịp/phút) hoặc đập nhanh (lớn hơn 100 nhịp/phút).

- Tức ngực, khó thở, thở dốc, đánh trống ngực, cảm giác ngực bị đè nén.

- Choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu, yếu ớt, mệt mỏi, lo lắng.

- Đổ mồ hôi, hồi hộp.

4Điều trị rối loạn nhịp tim

Điều trị rối loạn nhịp tim tùy thuộc vào từng loại rối loạn nhịp tim mà có nhiều phương pháp phù hợp, bao gồm: dùng thuốc ổn định nhịp tim, cấy máy khử rung tim, triệt đốt các rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng cao tần số radio qua đường catheter…

Trường hợp nhịp tim chậm

Dùng máy tạo nhịp tim cấy dưới da tại vùng ngực gần xương đòn. Máy tạo nhịp có tác dụng tạo ra các xung điện thay cho tim, từ đó tạo ra kích thích để ổn định nhịp tim.

Trường hợp nhịp tim nhanh

Có nhiều phương pháp để điều trị nhịp tim nhanh, bao gồm:

- Dùng thuốc chống loạn nhịp tim để điều hòa nhịp tim hoặc kiểm soát nhịp.

- Thao tác phế vị (Vagal maneuvers) tác động lên hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp tim để ngăn chặn nhịp nhanh trên thất.

- Sốc chuyển nhịp: khôi phục lại nhịp tim bình thường bằng cách tác động xung điện.

- Đốt điện (Catheter ablation): đốt các đường dẫn truyền điện học phụ trong tim, giúp phòng ngừa nhịp tim nhanh.

Khi các điều trị khác không hiệu quả, có thể tiến hành phẩu thuật cho bệnh nhân. Các phương pháp phẩu thuật bao gồm: phẫu thuật Maze, phẫu thuật bắc cầu mạch vành, ghép tim.

5Phòng ngừa rối loạn nhịp tim

Các biện pháp sau có thể giúp phòng ngừa bệnh rối loạn nhịp tim:

- Chế độ ăn tốt cho tim mạch: ăn lạt, tránh ăn mặn, giảm dầu mỡ đặc biệt là mỡ động vật, giảm cholesterol, ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc.

- Vận động điều độ và thường xuyên: hàng ngày tập thể dục và hoạt động thể chất.

- Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, tránh ma túy.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân, tránh tính trạng béo phì.

- Tránh stress, kiểm soát tâm trạng, giảm bớt căng thẳng.

- Kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol hợp lý.

- Nên tái khám định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Có thể tập yoga, thiền định, và các kỹ thuật thư giãn.

- Nên đo điện tâm đồ nếu có các triệu chứng như hồi hộp, ngất hoặc trong gia đình có người trẻ bị đột tử không rõ lý do.

Rối loạn nhịp tim là một bệnh tim đặc trưng bởi tần số hoặc nhịp tim bất thường. Triệu chứng rối loạn nhịp đôi khi không rõ ràng như chóng mặt, hồi hộp, ngất hoặc đột tử. Nhiều trường hợp đột tử ở người trẻ có thể do rối loạn nhịp tim bẩm sinh di truyền. Bệnh có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc, đặt máy tạo nhịp hoặc phẩu thuật phù hợp, và quan trọng mỗi cá nhân có thể phòng bệnh bằng lối sống lành mạnh và chế độ ăn khoa học.

(Hình ảnh tổng hợp từ nguồn songkhoe247.com, pinterest.com, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tim mạch liên quan
Cơn ngất

Cơn ngất

Ngất là hiện tượng thường gặp. Ngất thường sẽ tự phục hồi sau một thời gian, khi não hồi phục lại tuần hoàn. Ngất không phải là bệnh mà là một triệu chứng bệnh, điều đó có nghĩa là nguyên nhân ngất là do một bệnh lý khác. Khi bạn bị ngất, bác sĩ sẽ tiến hành khám và kiểm tra toàn diện nhằm tìm nguyên nhân gây bệnh. Có một số nguyên nhân gây bệnh khá lành tính như hạ đường huyết, lo sợ nhưng cũng có nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị như rối loạn nhịp tim, tắc động mạch não.

Đại lý: 352 Nguyễn Văn Công,
Phường 3, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Email: lienhe@chosithuoc.com
Tel: 028.6686 3399 - 0909 54 6070
TDV: Trần Văn An - 0902 346 379

ios ios

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top