{SLIDE}

Huyết trắng

Thứ hai, 21/01/2019 - 10:07 AM
Huyết trắng

1Bệnh huyết trắng là gì?

Tên gọi khác của bệnh huyết trắng: Khí hư.

Bình thường ở cổ tử cung và âm đạo có một chất dịch trắng trong hơi đặc, hoặc như lòng trắng trứng, lượng ít không chảy ra bên ngoài, không làm cho người phụ nữ để ý, đó là dịch sinh lý, dịch này có pH # 3,8 - 4,6 tạo nên môi trường bảo vệ cho âm đạo, chống lại sự nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, pH này do sự chuyển hoá glycogene ở tế bào niêm mạc âm đạo-cổ tử cung thành acide lactic bởi trực khuẩn Doderlein.

Khi âm đạo bị viêm nhiễm, chất dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm cho người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.

Bệnh huyết trắng không quá nghiêm trọng nhưng cần được điều trị.

2Yếu tố nguy cơ gây bệnh huyết trắng

- Thức khuya nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, sa sút tinh thần, rối loạn nội tiết tố, sức đề kháng giảm và dễ mắc bệnh phụ khoa.

- Mặc quần ẩm ướt, bó sát khiến mồ hôi ứ đọng, ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển và gây bệnh.

- Dùng băng vệ sinh thường xuyên mà không thay dễ khiến tác dụng “bảo vệ thấm hút khô thoáng” của băng vệ sinh thành nơi lưu giữ vi trùng, vi khuẩn có hại, gây bệnh phụ khoa.

- Vệ sinh vùng kín không đúng cách gây mất cân bằng hệ sinh lý “vùng kín”, tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu gia tăng và gây bệnh phụ khoa.

- Quan hệ tình dục không an toàn là con đường dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, bệnh phụ khoa và các vấn đề rắc rối khác trong sức khỏe sinh sản.

- Một số yếu tố thuận lợi khác: Sử dụng kháng sinh nhiều ngày, đái tháo đường, có thai, bệnh tự miễn, có lỗ rò ở trực tràng – âm đạo, teo âm đạo (thời mãn kinh)…

3Triệu chứng bệnh huyết trắng

- Thay đổi màu sắc hoặc độ đặc: có mùi hôi tanh, và màu sắc khác thường (trắng đục, vàng đậm, xanh, nâu, thậm chí vón cục…

- Chảy quá nhiều dịch một cách bất thường

- Ngứa bên ngoài âm đạo hoặc đau vùng chậu hoặc bụng

- Chảy máu âm đạo bất thường.

- Cảm giác “vùng kín” ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu, đau rát, đau khi quan hệ

- Bị rối loạn tiểu tiện (tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu buốt…)

- Cảm giác đau âm ỉ vùng thắt lưng và vùng bụng dưới

Các thể lâm sàng của viêm âm đạo

1. Viêm âm hộ - âm đạo do nấm: là bệnh do nhiễm một loại nấm có tên là Candida (chủ yếu là Candida albicans). Chiếm khoảng 20% các trường hợp viêm âm đạo.

Triệu chứng thường gặp:

+ Phụ nữ bị nhiễm nấm thường ngứa nhiều.

+ Khí hư thường nhiều có màu trắng đục như váng sữa, thành mảng dày, không hôi.

+ Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.

2. Viêm âm đạo do vi khuẩn: Là viêm âm đạo không đặc hiệu, bệnh nhân ra nhiều khí hư nhưng không có biểu hiện đau, không có biểu hiện viêm âm hộ - âm đạo. Bệnh không phải lây qua quan hệ tình dục nên không cần điều trị cho chồng hoặc bạn tình. Căn nguyên chủ yếu do vi khuẩn Gardnerella vaginalis, Mycoplasma Hominis, Prevotella, Mobiluncus có thể phối hợp với một số vi khuẩn yếm khí khác.

Triệu chứng thường gặp:

+ Ra nhiều khí hư, màu xám trắng, đồng nhất như kem phết đều vào thành âm đạo một lớp mỏng, mùi hôi như mùi tanh cá .

3. Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis) là một bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bệnh lây qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu, ngoài ra bệnh còn có thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt.

Triệu chứng thường gặp:

+ Thời gian ủ bệnh từ 1 - 4 tuần lễ. Khoảng 25% số người mắc không có biểu hiện bệnh lý.

+ Khí hư: số lượng nhiều, loãng có bọt, màu vàng xanh, hôi.

+ Có thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp.

4. Viêm cổ tử cung mủ nhầy do lậu và/hoặc Chlamydia Trachomatis

4.1. Bệnh lậu ở phụ nữ: Có 2 biểu hiện cấp tính và mãn tính

+ Biểu hiện cấp tính: đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung mủ màu vàng đặc hoặc vàng xanh số lượng nhiều, mùi hôi. Bệnh nhân đau khi giao hợp, đau bụng dưới.

+ Thể mãn tính: triệu chứng lâm sàng không rõ ràng mà thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện triệu chứng bệnh (trên 50% trường hợp) vì vậy họ không biết mình bị bệnh nên dễ lây lan cho người khác và cho trẻ sơ sinh.

4.2. Viêm cổ tử cung và niệu đạo do Chlamydia Trachomatis

Nhiễm Chlamydia trachomatis ở sinh dục - tiết niệu nữ thường không biểu hiện triệu chứng (70%), thông thường được phát hiện khi bạn tình có viêm niệu đạo.

Triệu chứng nhận biết

+ Ngứa âm đạo, tiểu khó.

+ Ngoài ra có thể tổn thương viêm niệu đạo, tuyến Bartholin, hậu môn hoặc nhiễm trùng cao hơn ở buồng tử cung, vòi trứng - buồng trứng.

5Phòng ngừa bệnh huyết trắng

- Người mắc bệnh huyết trắng không nên sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê…Không nên ăn nhiều thực phẩm có tính chất cay nóng như: Ớt, hành tây, tiêu…

- Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa.

- Thường xuyên thay đồ lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dầy, bó sát như jean…

- Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại.

- Không nên thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài bởi vì ống sinh dục có khả năng “tự làm sạch” bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.

- Sức đề kháng và miễn dịch giảm do thức khuya còn cơ hội giúp các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy, chị em cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày và cần nhớ là tuyệt đối không làm việc và thức quá khuya.

- Tập luyện thể dục, thể thao không những làm cho phái đẹp khỏe mạnh mà còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh phụ khoa.

- Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi… nên đi khám để được điều trị thích hợp.

Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm. Để phòng tránh bệnh huyết trắng, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày, kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và một thói quen sinh hoạt lành mạnh.

(Hình ảnh tổng hợp từ vkool.com, healthcentral.com, visuckhoeviet.net, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Sản phụ liên quan
Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ hậu sản

Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ hậu sản

Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian 6 tuần sau sinh. Cơ thể người mẹ sẽ dần dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai trừ tuyến vú vẫn phát triển tiếp tục để tiết ra sữa. Việc chăm sóc cho mẹ sau sinh đóng một vai trò quan trọng, giúp cơ thể của bà mẹ trở về trạng thái bình thường, và đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đại lý: 352 Nguyễn Văn Công,
Phường 3, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Email: lienhe@chosithuoc.com
Tel: 028.6686 3399 - 0909 54 6070
TDV: Trần Văn An - 0902 346 379

ios ios

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top