{SLIDE}

Dấu hiệu nhận biết giãn tĩnh mạch chân và cách đề phòng

Thứ bảy, 19/11/2016 - 11:24 AM

Giãn tĩnh mạch chân đang có xu hướng phức tạp

 

Tính đến thời điểm hiện tại, dù chưa có bất cứ số liệu thống kê chính xác nào về số lượng bệnh nhân mắc chứng giãn tĩnh mạch chân, nhưng thông qua các cuộc khảo sát thực tế có thể thấy rằng, căn bệnh này đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Độ tuổi người mắc bệnh không còn là người già như trước nữa, "trẻ hóa" là từ chính xác nhất để diễn tả về đối tượng mắc suy giãn tĩnh mạch hiện tại.

 

Xem thêm: Giãn tĩnh mạch chân là gì ? Những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch ?

Giãn tĩnh mạch chân đang diễn biến ngày càng phức tạp
Giãn tĩnh mạch chân đang diễn biến ngày càng phức tạp

Chính vì là căn bệnh mới nên không nhiều người biết đến và biết cách phòng tránh cũng như các dấu hiệu mắc bệnh, chỉ đến khi bệnh phát giác nặng thì người bệnh mới đi đến bệnh viện và đương nhiên khi ấy việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Do đó việc hiểu rõ những dấu hiệu và cách ngăn ngừa là điều để bảo vệ bạn và người thân của mình tốt nhất khỏi căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.

 

Dấu hiệu nhận biết giãn tĩnh mạch chân

 

Triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi.

Giãn tĩnh mạch nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn đến biến chứng
Giãn tĩnh mạch nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn đến biến chứng

Có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới:
- Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.
- Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.
- Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.
- Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.
- Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.
- Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.

 

Biện pháp đề phòng giãn tĩnh mạch chân

 

Một số biện pháp khá hữu hiệu để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch:
- Hạn chế đứng hoặc đi lại nhiều quá.
- Nên tập đi bộ chậm hay bơi lội 30 phút mỗi ngày.
- Tránh béo phì.
- Chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C.
- Không mặc quần áo chật quá, không đi giày cao gót.
- Nơi làm việc phải thoáng mát.
- Không sử dụng thuốc ngừa thai hay sinh đẻ quá nhiều lần.

Đi bộ được khuyên là tốt cho điều trị suy giãn tĩnh mạch
Đi bộ được khuyên là tốt cho điều trị suy giãn tĩnh mạch

Xem thêmĐi bộ giúp việc điều trị suy giãn tĩnh mạch trở nên đơn giản hơn

 

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân

 

Hiện nay có một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân cơ bản sau đây tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh:
- Thay đổi chế độ làm việc và cách sống hay sinh hoạt hàng ngày, sử dụng vớ áp lực, dùng thuốc tăng cường sức bền thành tĩnh mạch và chống với hiện tượng viêm của tĩnh mạch, chích xơ với các tĩnh mạch thường xuyên bị giãn

- Sử dụng laser và sóng cao tần để triệt mạch với những tĩnh mạch hiển lớn bị giãn và có dòng trào ngược từ tĩnh mạch sâu qua tĩnh mạch nông (hiện tại trong cả nước chỉ có vài bệnh viện làm được kỹ thuật này, trong đó có Bệnh viện Minh Anh là nơi đặt trung tâm nghiên cứu bệnh lý tĩnh mạch)

- Và cuối cùng là phẫu thuật lấy đi tĩnh mạch giãn.

Một trong những cách giúp điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả là Varikosette
Một trong những cách giúp điều trị giãn tĩnh mạch chân hiệu quả là Varikosette

Xem thêm: Varikosette giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả hơn


Bài viết liên quan

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top