{SLIDE}

Mách nhỏ "Nhức răng uống thuốc gì giảm đau nhanh chóng?"

Thứ tư, 26/09/2018 - 03:33 PM
Mục lục
Ẩn/Hiện

    Vì sao bị nhức răng, nhức răng uống thuốc gì?

    Đi tìm nguyên nhân gây nhức răng phổ biến

    Nhức răng uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?

    1. Aspirin

    2. Paracetamol

    Phòng ngừa sâu răng như thế nào?

    Các sản phẩm kem đánh răng ngừa sâu răng hiệu quả

    Thay lời kết

Từ xưa đã có câu, “cái răng, cái tóc là gốc con người”. Mái tóc chỉ có giá trị về mặt thẫm mỹ nhưng với một hàm răng đều đặn và khỏe mạnh thì không chỉ mang đến cho bạn sự tin với nụ cười tỏa nắng mà còn là yếu tố quan trọng của sức khỏe. Ấy thế nhưng, không phải ai cũng có thể giữ cho mình một hàm răng đẹp. Có nhiều người than phiền rằng “tôi đánh răng một ngày tận 3 lần, tại sao vẫn bị sâu răng dẫn đến tình trạng nhức răng”. Nhưng thật sự lý do vì sao gây sâu răng và khi bị nhức răng uống thuốc gì hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nhức răng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống
Nhức răng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống

Vì sao bị nhức răng, nhức răng uống thuốc gì?

Đi tìm nguyên nhân gây nhức răng phổ biến

Viêm nướu và sâu răng là 2 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau nhức răng. Khi ăn uống, các mảng bám không được làm sạch sẽ khiến vi khuẩn bám vào trong răng, sinh sôi nảy nở và phá hoại răng. Không chỉ làm bạn mất tự tin, mà răng còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi mắc các bệnh về răng miệng b bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm xoang, rối loạn tiêu hóa. Không chỉ vậy, khi bị tiêu do mất răng, hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ sẽ dẫn đến tình trạng lão hóa sớm.

Đối với những nguyên nhân chủ quan, “khổ chủ” có thể tự khắc phục và giữ gìn được bằng cách vệ sinh răng miệng cẩn thận và đúng cách, hạn chế ăn đồ ngọt, uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Bạn có biết vì sao ăn nhiều chất xơ lại có tác dụng giảm tình trạng đau răng không? Động tác nhai chất xơ có tác dụng là sạch răng tương đương với bàn chải đánh răng đấy!

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khách quan như cấu tạo của men răng, tụt nướu – đây là những yếu tố mà bệnh nhân “phải chịu”, không kiểm soát được. Với nhóm nguyên nhân này, bệnh nhân cần đến nha khoa để nha sĩ kịp thời can thiệp và bảo vệ hàm răng của mình.

Dù là với nguyên nhân gì thì khi bị sâu răng bệnh nhân cũng không thể tránh khỏi tình trạng nhức răng kéo dài. Khi bị nhức răng, bệnh nhân sẽ cực kỳ cảm thấy khó chịu, không thể tập trung để làm bất cứ việc gì, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và học tập. Vậy cùng tìm hiểu khi bị nhức răng uống thuốc gì để nhanh chóng làm giảm cơn đau nhé!

Nhức răng uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?

Khi bị nhức răng bạn nên uống các sản phẩm thuốc giảm đau như

1. Aspirin

Aspirin có tác dụng giảm đau rất tốt. Từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như đau răng, đau đầu, aspirin đều có tác dụng hiệu quả. Liều lượng và thời gian uống phụ thuộc vào tình trạng đau của bạn. Nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì trước khi sử dụng.

2. Paracetamol

Cũng giống như Aspirin, Paracetamol loại thuốc phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Chắc hẳn các “tín đồ” bị đau răng không thể khồn biết đến Paracetamol được. Vì loại thuốc này có tác dụng giảm đau răng hiệu quả, và được các bác sĩ chỉ định cho người muốn giảm đau răng nhanh chóng.

Tuy nhiên, 2 loại thuốc trên chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời. Bạn không thể quá lệ thuộc vào nó, vì dùng thuốc giảm đau lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Muốn có một hàm răng khỏe mạnh bạn nên biết phòng tránh các bệnh liên quan đến răng miệng.

Aspirin và paracetamol là 2 loại thuốc giảm đau phổ biến nhất
Aspirin và paracetamol là 2 loại thuốc giảm đau phổ biến nhất

Phòng ngừa sâu răng như thế nào?

- Cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày.

- Đánh răng trước khi đi ngủ và ít nhất 2 lần một ngày.

Phương pháp đơn giản mà lại hữu hiệu nhất để phòng sâu răng là ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám. Vì mảng bám được tích tụ liên tục trên răng qua quá trình ăn uống nên việc giữ răng sạch mảng bám hàng ngày rất quan trọng. Đó là lý do vì sao việc chăm chỉ giữ gìn thói quen chăm sóc răng miệng là hết sức quan trọng. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem đánh răng nổi tiếng trên thị trường có tác dụng làm sạch răng , ngăn ngừa mảng bám hiệu quả. Hãy trang bị cho mình những gì tốt nhất để có một hàm răng chắc khỏe nhé!

Các sản phẩm kem đánh răng ngừa sâu răng hiệu quả

1. Kem đánh răng Nuskin AP24 100g

Kem đánh răng Nuskin AP24 100g được sản xuất tại Mỹ có tác dụng giúp ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám hình thành. Ngoài ra sản phẩm còn giúp trắng răng và sáng răng hiệu quả.

2. Kem đánh răng White and white

White and white được sản xuất tại Nhật có những công dụng tuyệt vời như làm trắng răng, sạch răng, ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám và mang đến hơi thở thơm mát cho người sử dụng.

3. Kem đánh răng Crest 3D White fluoride

Crest 3D White fluoride cũng là một sản phẩm đến từ Mỹ. Với khả năng làm tắng sáng vượt trội cùng với việc ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, sản phẩm này cũng rất được nhiều người tin dùng.

Hãy chọn cho mình kem đánh răng tốt nhất để bảo vệ răng miệng
Hãy chọn cho mình kem đánh răng tốt nhất để bảo vệ răng miệng 

Thay lời kết

Nhức răng do sâu răng quả là một căn bệnh không thể xem thường. Nó không chỉ mang đến những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến thẫm mỹ mà còn là nguy cơ tiềm tàng mang đến những căn bệnh nguy hiểm. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ trang bị thêm cho mình những thông tin về sâu răng, biết nhức răng uống thuốc gì để giảm đau và những loại kem đánh răng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe.

Xem thêm | Những loại thức ăn gây hại cho răng


Bài viết liên quan

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top