{SLIDE}

Dấu hiệu đột quỵ trước một tuần và cách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh

Thứ sáu, 28/09/2018 - 04:56 PM
Mục lục
Ẩn/Hiện

    1. Các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

    Đau tức ngực

    Khó thở

    Cảm thấy mệt mỏi

    Buồn ngủ liên tục

    Cảm lạnh không dứt

    Xây xẩm, chóng mặt

    2. Các triệu chứng đột quỵ nhẹ

    3. Cách sơ cứu khi bị đột quỵ

    4. Cách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh

Theo báo cáo của Tổ chức Đột Quỵ Thế Giới, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 16 triệu ca đột quỵ, trong đó có khoảng 6 triệu ca tử vong. Đột quỵ xảy ra khi mạch máu vận chuyển oxy đến não bị gián đoạn, hoặc có thể bị chặn bởi một cục máu đông hay bị vỡ. Trong vòng vài phút các tế bào não bắt đầu chết. Đột quỵ thường xuất hiện đốt ngột, nguy cơ tử vong cao hoặc để lại những hậu quả cực kì nặng nề. Cùng tham khảo dấu hiệu đột quỵ trước một tuầncách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh trong bài viết dưới đây.

Đột quỵ là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu

Đột quỵ là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu 

1. Các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tưởng trúng gió, cảm, nên việc cấp cứu đôi lúc không kịp thời, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Ngay sau đây là các dấu hiệu đột quỵ trước 1 một tuần, bạn nên tham khảo để có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ và cấp cứu nhanh chóng.

Đau tức ngực

70% số người sau tai biến bị đột quỵ khẳng định rằng họ bị đau tức ngực. Tình trạng này xuất hiện dưới nhiều hình thức như: cảm thấy ngực bị đè nặng, nóng rát, đau buốt,... xảy ra thường xuyên, kể cả khi không vận động hay vận động. Khi gặp triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám. Ở nữ giới, tình trạng đau tức ngực đôi khi không có, nhưng đột quỵ vẫn xảy ra.

Khó thở

Một trong các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần không thể bỏ qua đó là triệu chứng khó thở. Bạn cần chú ý khi cảm thấy khó thở hoặc thở bị đứt quãng. Đây là dấu hiệu cực kì nguy hiểm, tim và phối luôn kết hợp rất chặt chẽ, nên tim yếu phổi chắc chắn không nhận đủ oxy, gây khó thở, dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.

Cảm thấy mệt mỏi

Nếu bạn đột ngột cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, thì đây là một trong các dấu hiệu của đột quỵ. Tim phải làm việc vất và hơn, trong khi các động mạnh bắt đầu đóng lại, khiến bạn vận động ít cũng thấy mệt. Ngoài việc đi khám, bạn cần ngủ nhiều hơn mọi lúc mọi nơi, dù ban đêm hay ban ngày.

Buồn ngủ liên tục

Bạn luôn muốn ngủ, trong khi bạn đã ngủ rất nhiều. Đây là dấu hiệu cảnh báo tim gặp khó khăn khi bơm máu cho toàn bộ cơ thể, các tĩnh mạch sưng lên, dẫn đến phình giãn, đặc biệt là ở những nơi xa tim (bàn chân, mắt cá chân). Bạn sẽ nhìn trực quan thấy hiện tượng xanh tím ngoại vi ở tay chân, môi và cần đi khám sức khoẻ ngay.

Cảm lạnh không dứt

Liên tục cảm lạnh trong khoảng thời gian dài là dấu hiệu của bệnh tim. Khi tim hoạt động yếu đi, máu có thể rò rỉ ngược vào phổi. Bạn cần quan sát khi ho, xem có đờm hồng nhạt không. Nếu có, khả năng cao máu đã tràn vào phổi.

Xây xẩm, chóng mặt

Hệ tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết, làm bạn luôn thấy chóng mặt, đau đầu. Nếu biểu hiện diễn ra thường xuyên, cần đi khám trước khi quá muộn.

Khi cảm thấy mệt mỏi bất thường hãy đi khám ngay, vì nó có thể là dấu hiệu của đột quỵ sắp xảy ra

Khi cảm thấy mệt mỏi bất thường hãy đi khám ngay, vì nó có thể là dấu hiệu của đột quỵ sắp xảy ra

2. Các triệu chứng đột quỵ nhẹ

Đột quỵ nhẹ là tình trạng máu ngưng chảy tới não trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đột quỵ nhẹ không giết chết các tế bào não như cơn đột quỵ thực sự. Đột quỵ nhẹ cũng gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ và là một dấu hiệu cảnh báo cho cơn đột quỵ thực sự sắp xảy ra. Trên thực tế, triệu chứng của đột quỵ nhẹ không rõ ràng như những căn bệnh khác, nên rất khó nhận biết. Nếu để ý và nhạy bén bạn có thể nhận biết đột quỵ nhẹ thông qua các triệu chứng như sau:

- Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng

- Ù tai thường xuyên với tần suất ngày càng nhiều

- Mất cảm giác đột ngột, không rõ nguyên nhân

- Tê tái tay chân và thường khó hoạt động

- Thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu thoáng qua

- Tê hoặc yếu cơ một bên cơ thể

- Khó nói, miệng khó cử động

- Mất vị giác, mất thính giác

- Nóng và ngứa ran cả người

3. Cách sơ cứu khi bị đột quỵ

PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cho biết, đột quỵ là căn bệnh khiến người bệnh tử vong rất nhanh, nếu không cũng sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề, thường gặp ở người huyết áp cao, tiểu đường. Vào mùa đông, lượng bệnh nhân bị đột quỵ tăng 10-15% so với ngày thường. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân vào cấp cứu đều không được sơ cứu, sơ cứu không đúng cách và nhập viện muộn khiến bệnh nhân nặng thêm. Nhiều trường hợp ngừng tim trước khi đến viện.

Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), 50% trong số đó tử vong, khoảng 30% bị liệt. Đột quỵ là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Thông thường đột quỵ dễ xảy ra với những người trên 50 tuổi, nhưng hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và số lượng nam giới mắc phải cao hơn nữ giới nhiều lần. Bạn nên nắm rõ cách sơ cứu khi bị đột quỵ để có thể cứu người bệnh kịp thời.

Các cách sơ cứu đột quỵ dễ thực hiện:

- Đầu tiên bạn cần gọi cấp cứu 115 nhanh chóng. Trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc.

- Đặt người bệnh nằm nghiêng một bên

- Làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân

- Không để người bệnh tự di chuyển vì có thể ngã

- Đặt người bệnh trong tư thế thoải mái, nới rộng quần áo

- Nếu người bệnh nôn thì nhanh chóng lau sạch chất nôn hoặc đờm dãi, thức ăn trong miệng để thở tốt, tránh hít sặc vào phổi.

- Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não.

Tránh nhầm lẫn dấu hiệu của đột quỵ với cảm lạnh

Tránh nhầm lẫn dấu hiệu của đột quỵ với cảm lạnh, trúng gió

4. Cách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh

Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đột quỵ nếu phát hiện sớm bệnh nhân sẽ được cứu sống và tránh để lại những di chứng nặng nề về sau. Hiện nay nhiều người truyền tai nhau cứu sống bệnh nhân đột quỵ bằng một cây kim, họ cho rằng đây là cách chữa đột quỵ kịp thời để cứu người bệnh. Thực hư việc này ra sao? Hãy khám phá điều đó ngay sau đây.

Khi có người bị đột quỵ, bạn hãy giữ bình tĩnh. Cho dù bệnh nhân đang ở đâu cũng không được di chuyển, vì di chuyển sẽ khiến các mạch máu não bị vỡ ra. Nếu bạn có sẵn một cây kim tiêm thì tốt, nếu không có thì có thể sử dụng kim may hoặc một cây kim thẳng và nhớ là phải rửa thật sạch. Tiếp theo là bạn thực hiện các việc sau đây:

- Hơ cây kim trên lửa để khử trùng rồi chích vào 10 đầu ngón tay

- Trên ngón tay không có các huyệt cụ thể, chỉ cần chích cách các móng tay khoảng 1mm

- Chích đến khi máu chảy trào ra

- Nếu máu không chảy được, hãy dùng ngón tay của bạn để nặn ra

- Khi tất cả 10 đầu ngón tay đã chảy máu, hãy chờ vài phút bệnh nhân sẽ tỉnh

- Nếu nạn nhân bị méo miệng, hãy kéo hai tai của nạn nhân cho đến khi đỏ lên

- Sau đó chích vào dái tai cho đến khi mỗi dái tai chảy ra hai giọt máu, sau vài phút bệnh nhân sẽ hồi tỉnh

- Đợi cho nạn nhân trở lại tráng thái bình thường thì đưa nạn nhân cấp cứu đến bệnh viên. Không nên vội vàng chở bệnh nhân đến bệnh viện ngay, vì xe chạy bị xóc mạnh sẽ khiến cho các mạch máu não của bệnh nhân bị vỡ ra nhanh chóng. Từ đó, nguy cơ tử vong cao hơn, nếu được cứu sống thì di chứng cũng rất nặng nề.

Đột quỵ dẫn đến tử vong rất nhanh, nhiều người có thể may mắn sống sót nhưng lại chịu liệt suốt đời hoặc khó khăn trong việc vận động, di chuyển. Nếu như ai cũng nhớ phương pháp chích cho máu chảy ra và bắt đầu quá trình cứu người bị đột quỵ ngay tức khắc, thị nạn nhân có thể được cứu sống và phục hồi nhanh chóng.

Sử dụng kim chích vào 10 đầu ngón tay để cứu bệnh nhân đột quỵ

Sử dụng kim chích vào 10 đầu ngón tay để cứu bệnh nhân đột quỵ 

Bạn nên thay đổi lối sống tích cực và khoa học. Vận động và tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và các chất kích thích. Lời khuyên của bác sĩ Kiên dành cho các bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc người có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ là phải thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ não, cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa, tránh suy nghĩ nhầm lẫn cho là bị cảm, trúng gió, tiền đình… làm kéo dài thời gian quý giá can thiệp điều trị và để lại di chứng nặng nề.


Bài viết liên quan

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top