{SLIDE}

7 công dụng của lá ngải cứu đối với sức khỏe

Thứ bảy, 17/08/2019 - 11:54 AM

Tìm hiểu về cây ngải cứu

  • Ngải cứu là một loài thực vật thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Artemisia vulgaris. Ngoài ra chúng còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải,…
  • Lá ngải cứu trong đông y là một vị thuốc được nhiều người biết đến, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam…Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng giúp da được nuôi dưỡng tốt, chữa mau lành vết thương ngoài da và chóng lên da non.
  • Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm cao khoảng 50-60cm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, không cuống, rộng, mặt trên lá nhẵn, màu lục sẫm; mặt dưới lá trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Phiến lá xẻ lông chim, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, khi vò có mùi thơm hắc. Có cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành chùm ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.
Ngải cứu mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe
Ngải cứu mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe

  • Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi, trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc. Trồng bằng thân ngầm, cành, ngọn bánh tẻ vào mùa xuân.
  • Thành phần hóa học: Chủ yếu là xineol và α-thyon. Ngoài ra, còn có 1 ít adenin, choline.
  • Tính vị: Ngải cứu có tính hơi ôn, vị đắng hoặc rất đắng theo mùa.
  • Ngải cứu là loài cây thuốc quý của người phương Đông.

Vậy công dụng của lá ngải cứu là gì?

1. Ngải cứu hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt

  • Đau bụng kinh là một triệu chứng hết sức dữ dội và là nỗi ám ảnh của nhiều cô gái và các chị em. Tuy nhiên bài thuốc dưới đây sẽ giúp các chị em giải quyết được nỗi lo đau bụng kinh, trễ kinh hoặc kì kinh kéo dài.

Một tuần trước chu trình kinh nguyệt, sử dụng ngải theo bài thuốc sau:

  • Với đau bụng kinh: Mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải sắc đặc với nước, hoặc nếu bạn không thể uống được như vậy có thể hãm với nước sôi để uống như trà. Nước ngải chia làm 3 lần uống trong ngày, và uống mỗi ngày.
  • Với kinh nguyệt không đều: đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh và trong suốt những ngày đang có kinh uống trà ngải cứu theo công thức sau:
  • Ngải cứu điều hòa kinh nguyệt: Lá ngải cứu khô (10g), thêm vào 200 ml nước và sắc tới khi còn 100 ml, có thể thêm chút đường để uống. Uống 2 lần/ngày.
Ngải cứu giúp chữa đau bụng kinh hiệu quả
Ngải cứu giúp chữa đau bụng kinh hiệu quả

2.  Công dụng lá ngải cứu giúp an thai

Thai phụ đang trong quá trình thai nghén nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra máu:

  • Lấy 16gam lá ngải cứu tươi, 16gam lá tía tô
  • Đem sắc cùng với khoảng 600ml nước, đến khi cô lại còn 1 bát nước nhỏ. Uống 3-4 lần 1 ngày.
  • Nước ngải cứu sắc theo cách này có tác dụng an thai mà vẫn an toàn với em bé, nên bạn có thể an tâm sử dụng.

3. Công dụng ngải cứu sơ cứu vết thương

  • Lá ngải cứu tươi giã nát, thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, rồi vo gọn đắp lên vết thương đang chảy máu. Ngải cứu có tác dụng cần máu nhanh, giảm đau nhức ở vết thương.

4. Trị mụn, mẩn ngứa là công dụng của lá ngải cứu

  • Làm đẹp: Lá ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên mặt để trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch.
  • Chữa mẩn ngứa: Lấy nước ngải bôi lên những chỗ mẩn ngứa, hăm tã ở trẻ.

5. Ngải cứu giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa

  • Lấy 300gam lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho thêm vào 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống.
  • Uống vào buổi trưa, và chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Ngải cứu giúp chữa đau dây thần kinh tọa
Ngải cứu giúp chữa đau dây thần kinh tọa

6. Bổ máu, lưu thông máu

  • Ngải cứu, trứng gà, gia vị
  • Lá ngải cứu cắt nhỏ, đánh tan với 1 quả trứng gà, bỏ thêm hạt nêm và các gia vị khác, rán vàng, ăn với cơm, hoặc ăn không đều được.

7. Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho khan, viêm họng, đau đầu

– Cách 1:

  • Ngải cứu (300gam), Khuynh diệp (100gam), Lá bưởi (100gam)
  • Nấu với 2 lít nước, rồi xông cả cơ thể trong 15 phút.

– Cách 2:

  • Nấu nước thuốc gồm: ngải cứu, tía tô, lá tần dầy, lá sả
  • Uống từ 3-5 ngày giúp giải cảm.

Lưu ý: Tác dụng của ngải cứu rất tốt, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc. Nếu sử dụng ngải cứu trong thời gian dài và nhiều sẽ làm dây thần kinh trung ương của bạn dễ bị hưng phấn, mang đến tác dụng phụ là làm chân tay run rẩy, nặng hơn có thể dẫn tới co giật, nói sàm, tê liệt.

Bài viết giúp các bạn giải đáp thắc mắc công dụng của lá ngải cứu. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn những thông tin, kiến thức hữu ích để đảm bảo cho bạn có sức khỏe tốt.


Bài viết liên quan

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top