{SLIDE}

Cozaar 50mg MSD 2 vỉ x 15 viên - Trị tăng huyết áp

Số lượt mua:
1
Mã sản phẩm:
18087
Thương hiệu:
MSD
Giá bán lẻ :
246,000 đ

Thông tin khuyến mãi

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM

Giao hàng toàn quốc: Viettel Post, VNPost, GHN, GHTK

Giao hàng nhanh tại Tp HCM

Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày

Hotline: 028.6686.3399

           Bán lẻ: 0909 546 070
         Bán sỉ: 0901 346 379
 

Bạn chưa có tài khoản?
Yêu cầu shop gọi lại
Sản phẩm cùng công thức Xem tất cả
Bạn cũng sẽ thích
Thông số sản phẩm
Quy cách đóng gói 30 viên
Thương hiệu MSD
Xuất xứ Anh

Thành phần

  • Mỗi viên nén Cozaar 50mg dùng đường uống chứa hoạt chất tương ứng 50mg losartan kali.
  • Ngoài ra, mỗi viên nén còn chứa các tá dược sau: Cellulose vi tinh thể, Lactose Hydrous, Hồ tinh bột, Magnesi stearate, Hydroxypropyl Cellulose, Hydroxypropyl Methylcellulose, Dioxid titan/ E171, Sáp Camauba.

Công dụng (Chỉ định)

Tăng huyết áp

  • Cozaar được chỉ định để điều trị tăng huyết áp.
  • Giảm nguy cơ mắc và tử vong do tim mạch cho bệnh nhân người lớn bị tăng huyết áp có phì đại thất trái
  • Cozaar có chỉ định làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do tim mạch được xác định qua tỷ lệ các biến cố phối hợp về tử vong do tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim trên người bệnh tăng huyết áp có phì đại thất trái (xem CHỦNG TỘC).
  • Điều trị bệnh thận ở bệnh nhân người lớn có tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2, có protein niệu lớn hơn 0.5g/ngày.
  • Cozaar có chỉ định làm chậm lại quá trình diễn tiến bệnh thận, được xác định qua giảm tỷ lệ các biến cố phối hợp về tăng gấp đôi nồng độ creatinine máu, giai đoạn cuối của bệnh thận (cần thẩm phân máu hoặc ghép thận), hoặc tử vong; và làm giảm protein niệu.

Liều dùng

  • Có thể uống Cozaar lúc đói hoặc lúc no.
  • Có thể uống Cozaar cùng với các thuốc trị tăng huyết áp khác.

Tăng huyết áp:

  • Liều khởi đầu và duy trì đối với phần lớn người bệnh là 50mg, uống mỗi ngày một lần. Tác dụng tối đa điều trị tăng huyết áp đạt được 3 - 6 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc. Tăng liều lên tới 100mg, ngày một lần có thể có ích cho một số người bệnh.
  • Với người bệnh giảm thể tích tuần hoàn (ví dụ: người điều trị thuốc lợi tiểu liều cao), nên xem xét dùng liều khởi đầu là 25mg, ngày một lần (xem Thận trọng).
  • Không cần phải điều chỉnh liều khởi đầu cho người bệnh cao tuổi hoặc người bệnh suy thận kể cả ngươi đang phải thẩm phân máu. Cần xem xét dùng liều thấp hơn cho ngươi bệnh có tiền sử suy gan (xem Thận trọng).
  • Giảm nguy cơ mắc và tử vong do tim mạch cho bệnh nhân người lớn bị tăng huyết áp có phì đại thất trái:
  • Thông thường, liều khởi đầu là 50mg Cozaar, uống mỗi ngày một lần. Có thể thêm hydrochlorothiazide liều thấp và/hoặc tăng liều COZAAR lên 100mg, ngày một lần tùy thuộc vào đáp ứng trên huyết áp.
  • Điều trị bệnh thận ở bệnh nhân người lớn có tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2, có protein niệu lớn hơn 0.5g/ngày:
  • Thông thường, liều khởi đầu là 50mg Cozaar, uống mỗi ngày một lần. Có thể tăng liều COZAAR lên 100mg, ngày một lần tùy thuộc vào đáp ứng trên huyết áp. Có thể dùng Cozaar cùng các thuốc trị tăng huyết áp khác (ví dụ như: thuốc lợi tiểu, các thuốc chẹn kênh canxi, các thuốc chẹn alpha hoặc beta, và các thuốc tác động trên trung ương) cũng như cùng insulin và các thuốc hạ đường huyết thông thường khác (ví dụ như các sulfonylurea, glitazone và các chất ức chế glucosidase).

Suy tim mạn:

Liều Cozaar khởi đầu thông thường cho bệnh nhân suy tim là 12.5mg một lần mỗi ngày. Liều này nên được điều chỉnh từ từ qua mỗi tuần (ví dụ 12.5mg mỗi ngày, 25mg mỗi ngày, 50mg mỗi ngày, 100mg mỗi ngày, đến liều tối đa là 150mg một lần uống mỗi ngày tùy theo sự dung nạp của bệnh nhân.

Quá liều

  • Tài liệu về sử dụng quá liều ở người còn hạn chế. Biểu hiện có lẽ hay gặp nhất của quá liều là hạ huyết áp và tim đập nhanh; cũng có thể xảy ra tim đập chậm do kích thích thần kinh phó giao cảm (thần kinh phế vị). Nếu hạ huyết áp triệu chứng xảy ra, cần tiến hành các biện pháp điều trị hỗ trợ.
  • Không thể loại bỏ losartan hoặc chất chuyển hóa còn hoạt tính của losartan bằng thẩm phân máu.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào được liệt kê trong thành phần.
  • Ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ

Suy gan nặng:

  • Chống chỉ định dùng đồng thời losartan với các sản phẩm chứa aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận (tốc độ lọc của cầu thận (GFR) < 60 ml/phút/1,73 m2).

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

  • Trong những thử nghiệm lâm sàng về tăng huyết áp có đối chứng, nhìn chung COZAAR được dung nạp tốt. Các tác dụng ngoại ý về bản chất thường nhẹ và thoáng qua, không cần phải ngừng thuốc. Tỷ lệ chung các tác dụng ngoại ý của COZAAR có thể so sánh tương đương với placebo.
  • Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng về tăng huyết áp vô căn, ở một số người bệnh điều trị bằng COZAAR, chóng mặt là tác dụng ngoại ý duy nhất liên quan đến thuốc được báo cáo với tỷ lệ ≥ 1%, cao hơn so với placebo. Ngoài ra, các tác dụng hạ huyết áp thế đứng liên quan đến liều lượng chỉ thấy ≤ 1% số người bệnh. Hiếm gặp ban đỏ, tuy nhiên tỷ lệ gặp trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng lại thấy thấp hơn cả ở placebo.

Trong những thử nghiệm lâm sàng mù đôi có đối chứng về tăng huyết áp vô căn, các tác dụng ngoại ý sau đây được báo cáo với COZAAR, xảy ra ở ≥ 1% người bệnh, bất kể liên quan đến thuốc hay không:

COZAAR Placebo
(n = 2.085) (n = 535)
Toàn thân
Đau bụng 1.7 1.7
Suy nhược/ mệt mỏi 3.8 3.9
Đau ngực 1.1 2.6
Phù/ sưng 1.7 1.9
Tim mạch
Đánh trống ngực 1 0.4
Nhịp tim nhanh 1 1.7
Tiêu hóa
Tiêu chảy 1.9 1.9
Khó tiêu 1.1 1.5
Buồn nôn 1.8 2.8
Cơ xương
Đau lưng 1.6 1.1
Chuột rút (vọp bẻ) 1 1.1
Thần kinh/Tâm thần
Chóng mặt 4.1 2.4
Nhức đầu 14.1 17.2
Mất ngủ 1.1 0.7
Hô hấp
Ho 3.1 2.6
Sung huyết mũi 1.3 1.1
Viêm họng 1.5 2.6
Chứng rối loạn xoang 1 1.3
Nhiễm trùng đường hô hấp trên 6.5 5.6
  • Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên người bệnh tăng huyết áp có phì đại thất trái, nhìn chung COZAAR được dung nạp tốt. Những tác dụng ngoại ý liên quan đến thuốc hay gặp nhất là choáng váng, suy nhược/ mệt mỏi và chóng mặt.
  • Trong nghiên cứu LIFE, trong số người bệnh không bị đái tháo đường trước lúc nghiên cứu, tỷ lệ mắc mới tiểu đường ở nhóm dùng COZAAR thấp hơn nhóm dùng atenolol (tương ứng là 242 so với 320 người bệnh, p < 0.001). Do không có nhóm dùng placebo trong nghiên cứu này nên không rõ đây là tác dụng có lợi của COZAAR hay là tác dụng có hại của atenolol.
  • Trong một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên người bệnh đái tháo đường týp 2 có protein niệu, nói chung COZAAR được dung nạp tốt. Các tác dụng ngoại ý có liên quan đến thuốc hay gặp nhất là suy nhược/mệt mỏi, choáng váng, hạ huyết áp và tăng kali máu (xem THẬN TRỌNG, Hạ huyết áp và Mất cân bằng nước/ điện giải).
  • COZAAR nói chung được dung nạp tốt qua các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên bệnh nhân suy tim. Kinh nghiệm ngoại ý quan sát được là những tác dụng đặc thù đã biết trước trong nhóm bệnh nhân này. Các tác dụng phụ liên quan đến thuốc thường gặp nhất là chóng mặt và hạ huyết áp.
  • Trong nghiên cứu HEAAL (Heart Failure Endpoint Evaluation of Angiotensin II Antagonist Losartan) (xem phần các nghiên cứu lâm sàng, HEAAL) các tác dụng ngoại ý quan trọng trên lâm sàng có liên quan đến thuốc gặp nhiều hơn trên các bệnh nhân sử dụng COZAAR 150mg so với COZAAR 50mg, bao gồm tăng kali máu, rối loạn chức năng thận, suy thận, hạ huyết áp, tăng creatinine máu và tăng urê máu. Các tác dụng ngoại ý này không làm tăng có ý nghĩa tỷ lệ ngưng thuốc ở các bệnh nhân đang điều trị với COZAAR 150mg.

Có thêm những tác dụng ngoại ý sau đây được báo cáo sau khi thuốc được đưa ra thị trường:

  • Quá mẫn: các phản ứng phản vệ, phù mạch, kể cả phù thanh quản và thanh môn gây tắc đường thở và/hoặc phù mặt, môi, họng và/hoặc lưỡi đã được báo cáo ở một số hiếm người bệnh dùng losartan, vài người trong số người bệnh này trước đó đã từng bị phù mạch khi dùng các thuốc khác bao gồm các chất ức chế men chuyển. Viêm mạch máu, kể cả ban Henoch-Schoenlein, đã được báo cáo, tuy hiếm gặp.
  • Tiêu hóa: Viêm gan (hiếm gặp), chức năng gan bất thường, nôn.
  • Rối loạn toàn thân hoặc tại nơi dùng thuốc: Khó chịu.
  • Huyết học: Thiếu máu, giảm tiểu cầu (hiếm gặp).
  • Cơ xương: Đau cơ, đau khớp.
  • Hệ thống thần kinh/tâm thần: Đau nửa đầu (Migraine), loạn vị giác.
  • Rối loạn cơ quan sinh sản và ngực: Rối loạn cương dương/bất lực.
  • Hô hấp: Ho.
  • Da: Mày đay, ngứa, đỏ da toàn thân, nhạy cảm với ánh sáng.

Tương tác với các thuốc khác

  • Qua các thử nghiệm dược động học lâm sàng, không có tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng giữa losartan với các thuốc sau: hydrochlorothiazide, digoxin, warfarin, cimetidine, phenobarbital, ketoconazole và erythromycin. Đã có báo cáo rằng rifampin và fluconazole làm giảm hàm lượng chất chuyển hoá còn hoạt tính. Ý nghĩa lâm sàng của các tương tác này vẫn chưa được đánh giá. Cũng như các thuốc khác thuộc nhóm chẹn angiotensin II hoặc ức chế các hiệu ứng của angiotensin II, nếu dùng kèm với các thuốc lợi tiểu giữ kali (như spironolactone, triamterene, amiloride), bổ sung kali hoặc các chất thay thế muối có chứa kali, thì có thể dẫn đến tăng kali trong huyết thanh.
  • Cũng như các thuốc khác tác động lên sự thải trừ natri, sự thải trừ lithium có thể bị giảm. Vì vậy, cần theo dõi cẩn thận nồng độ lithium huyết thanh nếu dùng đồng thời thuốc có chứa muối lithium với các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II.
  • Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) bao gồm các chất đối kháng chọn lọc cyclooxygenase-2 (COX-2) có thể làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu và các thuốc trị tăng huyết áp khác. Do đó, tác động hạ áp của các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II hoặc các chất ức chế men chuyển có thể bị giảm bởi các NSAID bao gồm cả các chất đối kháng chọn lọc COX-2.
  • Ở vài bệnh nhân tổn thương chức năng thận (ví dụ: người cao tuổi, hoặc bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn, bao gồm cả những người đang dùng thuốc lợi tiểu) đang được điều trị với thuốc kháng viêm không steroid, bao gồm cả các chất đối kháng chọn lọc COX-2, việc sử dụng đồng thời các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II hoặc các thuốc ức che men chuyển có thể làm tăng suy giảm chức năng thận, bao gồm khả năng suy thận cấp. Những tác động này thường có thể hồi phục. Do đó, nên thận trọng khi sử dụng thuốc kết hợp ở những bệnh nhân có chức năng thận bị tổn thương.
  • Y văn đã ghi nhận ở những bệnh nhân đã mắc bệnh xơ vữa động mạch, suy tim, hoặc đái tháo đường với tổn thương cơ quan đích, thuốc phong tỏa kép hệ renin-angiotensin-aldosterone đi kèm với tần số xuất hiện cao hơn hạ huyết áp, ngất, tăng kali máu và những thay đổi chức năng thận (kể cả suy thận cấp) so với sử dụng một mình thuốc tác dụng trên hệ renin-angiotensin-aldosterone. Phong tỏa kép (ví dụ: bổ sung một thuốc ức chế ACE với một thuốc ức chế thụ thể angiotensin II) nên được dùng hạn chế cho những trường hợp cá biệt cần theo dõi chặt chẽ chức năng thận.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Độc tính với thai:

  • Việc sử dụng các thuốc tác động trên hệ renin-angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ làm giảm chức năng thận của thai, làm tăng bệnh tật và tử vong ở thai và trẻ sơ sinh. Kết quả thiếu ối có thể liên quan với giảm sản phổi và biến dạng bộ xương ở thai. Các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bao gồm giảm sản xương sọ, vô niệu, hạ huyết áp, suy thận và tử vong. Khi phát hiện có thai, phải ngừng Cozaar càng sớm càng tốt. (Xem Sử dụng trong thai kỳ).
  • Mẫn cảm: phù mạch (xem tác dụng ngoại ý).

Hạ huyết áp và mất cân bằng nước/ điện giải:

  • Ở ngươi bệnh giảm thể tích tuần hoàn (như người điều trị thuốc lợi tiểu liều cao) có thể xảy ra hạ huyết áp có triệu chứng. Phải điều chỉnh những tình trạng này trước khi dùng COZAAR, hoặc phải dùng liều khởi đầu thấp hơn (xem LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG).
  • Thường gặp mất cân bằng điện giải trên các người bệnh suy thận, có hoặc không có kèm theo đái tháo đường và đây là vấn đề cần giải quyết. Trong một nghiên cứu lâm sàng được tiến hành trên người bệnh đái tháo đường týp 2, có protein niệu, tỷ lệ tăng kali máu ở nhóm điều trị bằng COZAAR cao hơn nhóm chứng; tuy nhiên chỉ có ít người bệnh phải ngưng điều trị vì tăng kali máu (xem TÁC DỤNG NGOẠI Ý và Các phát hiện về xét nghiệm cận lâm sàng).

Suy chức năng gan:

  • Dựa trên dữ liệu dược động học về nồng độ losartan trong huyết tương tăng đáng kể ở người bệnh xơ gan, cần xem xét dùng liều thấp hơn cho người bệnh có tiền sử suy gan (xem LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG và DƯỢC LÝ LÂM SÀNG, Dược động học).

Suy chức năng thận:

  • Do hậu quả của sự ức chế hệ renin-angiotensin, những thay đổi về chức năng thận bao gồm cả suy thận đã được báo cáo (đặc biệt là ở những bệnh nhân có chức năng thận phụ thuộc vào hệ renin-angiotensin-aldosteron như những bệnh nhân suy tim nặng hoặc rối loạn chức năng thận từ trước). Cũng như với các thuốc khác ảnh hưởng đển hệ renin-angiotensin-aldosteron, tăng urê máu và creatinin huyết thanh cũng đã được báo cáo ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận ở một thận đơn độc; những thay đổi này về chức năng thận có thể hồi phục khi ngừng điều trị. Cần thận trọng khi dùng losartan ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận ở một thận đơn độc.

Sử dụng ở bệnh nhân trẻ em suy thận:

  • Không khuyến cáo dùng losartan ở trẻ em có tốc độ lọc của cầu thận < 30 ml/phút/1,73 m2 vì không có dữ liệu.
  • Nên theo dõi định kỳ chức năng thận trong khi điều trị bằng losartan vì nó có thể xấu đi. Điều này áp dụng đặc biệt là khi losartan được dùng có sự hiện diện của các tình trạng khác (sốt, mát nước) cỏ thể làm giảm chức năng thận.
  • Dùng đồng thời losartan và thuốc ức chể enzym chuyển angiotensin (ACE) đã cho thấy làm giảm chức năng thận. Do đó không khuyển cáo dùng đồng thời.

Ghép thận:

  • Không có kinh nghiệm ở bệnh nhân ghép thận gần đây.

Cường aldosteron tiên phát:

  • Bệnh nhân cường aldosteron tiên phát thường sẽ không đáp ứng với các thuốc trị tăng huyết áp tác dụng qua sự ức chế hệ renin-angiotensin. Do đó, không khuyến cáo sử dụng losartan.

Bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não:

  • Cũng như với bâtt kỳ thuốc trị tăng huyết áp nào, giảm huyết áp quá mức ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não thiếu máu cục bộ có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Suy tim:

  • Ở bệnh nhân suy tim, có hoặc không có suy thận, cũng như với các thuốc khác ảnh hưởng đến hệ renin-angiotensin - có nguy cơ hạ huyết áp động mạch nặng và suy thận (thường cấp tính).
  • Chưa có kinh nghiệm điều trị đày đủ bằng losartan ở bệnh nhân suy tim và suy thận nặng đồng thời, ở bệnh nhân suy tim nặng (độ IV theo phân loại chức năng của Hội Tim New York (NYHA)) cũng như ở bệnh nhân suy tim và loạn nhịp tim triệu chứng đe dọa tính mạng. Do đó, càn thận trọng khi dùng losartan ở những nhóm bệnh nhân này. Cằn thận trọng khi dùng kết hợp losartan với thuốc chẹn beta.
  • Hẹp đông mạch chủ và hẹp van hai lá hẹp, bệnh cơ tim phì đai tắc nghẽn
  • Cũng như với các thuốc giãn mạch khác, cằn phải đặc biệt thận trọng ở bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá hoặc bệnh cơ tim phì đại tác nghẽn.

Thai kỳ và cho con bú

Sử dụng tỏng thai kỳ:

  • Các thuốc tác động trực tiếp trên hệ renin-angiotensin có thể gây ra tổn thương và chết thai đang phát triển. Khi phát hiện có thai, phải ngừng COZAAR càng sớm càng tốt.
  • Mặc dù chưa có kinh nghiệm về việc sử dụng COZAAR cho phụ nữ mang thai, các nghiên cứu với losartan kali đã cho thấy tổn thương ở thai nhi, trẻ sơ sinh, và tử vong, cơ chế của ảnh hưởng này được cho là do đặc tính dược lý trung gian qua tác dụng trên hệ renin-angiotensin.
  • Ở người, việc tưới máu thận của thai nhi phụ thuộc vào sự phát triển của hệ renin-angiotensin, bắt đầu vào ba tháng giữa của thai kỳ, do đó, nguy cơ đối với thai nhi tăng lên nếu sử dụng COZAAR trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ.
  • Việc sử dụng các thuốc tác động trên hệ renin-angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ làm giảm chức năng thận của thai, làm tăng bệnh tật và tử vong ở thai và trẻ sơ sinh. Kết quả thiếu ối có thể liên quan với giảm sản phổi và biến dạng bộ xương ở thai.
  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bao gồm giảm sản xương sọ, vô niệu, hạ huyết áp, suy thận và tử vong. Khi phát hiện có thai, phải ngừng COZAAR càng sớm càng tốt.
  • Những kết quả có hại trên thường liên quan với việc sử dụng những thuốc này trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ. Hầu hết các nghiên cứu dịch tể học khảo sát các bất thường ở thai sau khi phơi nhiễm thuốc chống tăng huyết áp sử dụng trong ba tháng đầu của thai kỳ đã không phân biệt các thuốc ảnh hưởng đến hệ renin-angiotensin với các thuốc chống tăng huyết áp khác. Việc xử trí thích hợp tăng huyết áp ở người mẹ trong khi mang thai là điều quan trọng để tối ưu hóa kết quả cho cả mẹ và thai.
  • Trong trường hợp đặc biệt khi không có phương pháp điều trị thay thế nào thích hợp cho việc trị liệu bằng thuốc ảnh hưởng đến hệ renin-angiotensin đối với một bệnh nhân riêng biệt, phải báo cho người mẹ biết về nguy cơ có thể xảy ra đối với thai, cần thực hiện kiểm tra siêu âm hàng loạt để đánh giá môi trường trong màng ối. Ngừng dùng COZAAR nếu quan sát thấy thiếu ối trừ khi thuốc này được xem là thuốc cứu mạng sống cho người mẹ. Xét nghiệm thai có thể thích hợp, dựa trên tuần tuổi thai. Tuy nhiên bác sỹ và bệnh nhân nên biết rằng thiếu ối có thể không biểu lộ cho đến sau khi thai đã bị tổn thương kéo dài không thể hồi phục, cần theo dõi chặt chẽ những trẻ sơ sinh có tiền sử phơi nhiễm COZAAR trong tử cung về các biểu hiện hạ huyết áp, thiểu niệu và tăng kali huyết.

Phụ nữ cho con bú:

  • Chưa rõ liệu losartan được tiết vào sữa người mẹ hay không. Do nhiều thuốc được tiết vào sữa người mẹ và do tiềm năng xuất hiện các tác dụng ngoại ý cho trẻ bú mẹ, nên quyết định hoặc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú, cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Người lái xe và vận hành máy móc

  • Không có dữ liệu nào cho thấy COZAAR ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản

  • Bảo quản dưới 30°C (86°F) tránh ánh sáng.

*** Vui lòng xem thông tin chi tiết  Miễn trừ trách nhiễm

*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.

*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Qúy khách hàng lưu ý, chosithuoc không bán lẻ thuốc trên Online, Chúng Tôi chỉ bán " Thuốc tây " cho các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân kinh doanh " Thuốc tây, dược phẩm "  thông qua hợp đồng mua bán giữa các đối tác. Chosithuoc là trang web giới thiệu sản phẩm thông qua môi trường tiếp thị Online, việc hiện thị giá bán lẻ là giá thị trường để Qúy Khách tham khảo giá chung. Qúy Khách có nhu cầu " mua thuốc tây " vui lòng liên hệ nhà thuốc gần nhất. Chosithuoc xin cảm ơn. Thân ái!

If you foreigner you can contact through number: 0918 00 6928
or chat social:

*** Website chosithuoc.com không bán lẻ dược phẩm, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức hợp đồng mua bán với các đối tác có đủ điều kiện kinh doanh Dược phẩm như: Bệnh viện, Nhà Thuốc,... Chúng tôi không hoạt động bán lẻ dược phẩm dưới bất kỳ hình thức nào trên Website.

Bình luận của bạn
*
*

Đánh giá và nhận xét

0
0 Khách hàng đánh giá &
0 Nhận xét
  • 5
    0
  • 4
    0
  • 3
    0
  • 2
    0
  • 1
    0
Banner Quảng cáo

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top