{SLIDE}

Alzheimer

Thứ hai, 14/01/2019 - 11:05 AM
Alzheimer

1Alzheimer là gì?

Sa sút trí tuệ (dementia) là trạng thái suy giảm nhận thức xảy đến trên những người mà tình trạng trí giác vẫn bình thường và không bị những bệnh vốn có thể gây ra suy giảm nhận thức này (ví dụ như sảng, trầm cảm).

Tình trạng suy giảm nhận thức mang tính chất nặng dần và không thể đảo ngược được với biểu hiện nổi bật và xuất hiện sớm nhất là sự suy giảm về trí nhớ, ngoài ra còn có kèm theo các rối loạn khác của trí tuệ như rối loạn nhận thức, rối loạn ngôn ngữ, và rối loạn khả năng tiến hành các cử động hữu ý.

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hay gặp nhất của các loại sa sút trí tuệ, chiếm tỷ lệ khoảng hai phần ba tổng số các trường hợp sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer thường xuất hiện trễ nhưng một số trường hợp lại xuất hiện sớm, trước 60 tuổi.

Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh Alzheimer là tuổi tác cao, tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ bằng 0,5% trong quần thể người thuộc lứa tuổi 65, sau đó tỷ lệ này tăng lên khoảng gấp đôi cho cứ mỗi 5 tuổi thêm vào và đạt 10% ở lứa tuổi 80. Yếu tố nguy cơ rõ rệt tiếp theo là yếu tố di truyền.

2Triệu chứng của Alzheimer

Alzheimer tiến triển từ từ và ngày càng nặng. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Alzheimer theo giai đoạn:

Giai đoạn sớm

- Giảm trí nhớ gần

- Còn trí nhớ xa

- Khó khăn ít nhiều trong việc tìm từ ngữ phù hợp

- Vẫn còn khả năng lên kế hoạch, đánh giá, tổ chức

- Vẫn còn các hành vi xã hội

Giai đoạn trung bình

- Giảm tính hợp lý khi giải thích vấn đề, lên kế hoạch, tổ chức.

- Giảm trí nhớ xa

- Khó khăn nhiều trong việc tìm từ ngữ phù hợp

- Hay đãng trí

- Mất sáng suốt do bệnh

- Mất các kỹ năng như sử dụng các dụng cụ hàng ngày và mặc quần áo

- Giảm thị giác không gian

- Hoang tưởng, ảo thị, dễ kích động

- Trầm cảm

- Mất vệ sinh, đi lang thang

Giai đoạn trễ

- Suy giảm nhận thức trầm trọng

- Câm lặng

- Tiểu không kiểm soát

- Giật cơ và co giật

- Cần giúp đỡ toàn diện

Chẩn đoán:

Để chẩn đoán bệnh Alzheimer, chủ yếu dựa vào việc hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, thực hiện các test tâm lý thần kinh và sau khi đã loại trừ các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ khác bằng hình ảnh học và cận lâm sàng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer theo NINCDS-ADRDA

Nhiều khả năng bệnh

-Có suy giảm ít nhất hai chức năng nhận thức

-Suy giảm nặng dần về trí nhớ và về các chức năng nhận thức

-Không có rối loạn trí giác ý thức

-Tuổi phát bệnh trong khoảng 40 và 90 tuổi

-Không có sự hiện diện của cac bệnh toàn thân khác hay của các bệnh thần kinh khác vốn có thể gây ra suy giảm nhận thức nặng dần này

Có thể bệnh

-Không điển hình về khởi bệnh, triệu chứng lâm sàng của sa sút trí tuệ.

-Có sự hiện diện của một bệnh khác có thể gây sa sút trí tuệ

Chắc chắn bệnh

-Các tiêu chuẩn lâm sàng thuộc nhóm “nhiều khả năng bệnh”

-Chẩn đoán mô học qua sinh thiết hoặc tử thiết

3Điều trị bệnh Alzheimer

Dùng thuốc

Thuốc không thể làm chậm tiến triển của Alzheimer mà chỉ được sử dụng để cải thiện các hoạt động hàng ngày cho người bệnh. Các thuốc chia làm hai nhóm:

a. Điều trị triệu chứng dựa trên tăng cường hệ thống dẫn truyền thần kinh

Thuốc được coi là hiệu quả nhất trong điều trị là thuốc ức chế men acetylcholinesterase là chất làm tăng hoạt động giao cảm ở não. Các thuốc này gồm có galantamine, donepezil và rivastigmine. Các thuốc kháng cholinesterase được chỉ định cho bệnh Alzheimer ở các giai đoạn sớm hay nhẹ và giai đoạn trung gian hay trung bình. Tác dụng phụ cấp tính chủ yếu của nhóm thuốc này là các tác dụng do ảnh hưởng cholinergic của thuốc như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, biếng ăn, xuống cân. Thuốc cũng gây ra tình trạng mệt mỏi, vọp bẻ, lú lẫn, kích động và ảo giác. Tác dụng phụ khi dùng lâu dài của các thuốc kháng cholinesterase bao gồm các rối loạn giấc ngủ, các rối loạn tim mạch, các rối loạn hành vi và sự trở nặng của các triệu chứng ngoại tháp. Gần đây, memantine, một chất đối kháng không cạnh tranh của thụ thể NMDA glutamatergic, đã được chấp thuận đưa vào điều trị bệnh Alzheimer ở các giai đoạn trung gian và nặng vì đã chứng minh được tính hữu hiệu của nó trong điều trị các rối loạn nhận thức và trí nhớ của bệnh.

b. Các chất chống oxy hoá để bảo vệ tế bào thần kinh

Bằng chứng về các gốc tự do có tham gia vào quá trình gây bệnh Alzheimer đã khuyến khích sử dụng các chất chống oxy hoá như một phương thức điều trị hỗ trợ thêm cho việc chống lại sự hủy hoại các nơron, nhờ đó mà làm chậm sự tiến triển của bệnh này, ví dụ như vitamin E và ginkgo biloba.

Các phương pháp khác trong điều trị triệu chứng hành vi

Các rối loạn tâm thần là một khía cạnh quan trọng khác của bệnh Alzheimer cần được xử trí sớm bằng các thuốc thích hợp như thuốc chống trầm cảm (thuốc ức chế tái thu nhận serotonin có chọn lọc, trazodone, nefazodone), thuốc chống loạn thần không điển hình (olanzapine, risperidone, quetiapine), các benzodiazepin tác dụng ngắn, và các thuốc chống động kinh (divalproex, gabapentin).

Kiểm soát không dùng thuốc

Bệnh nhân thuồng cần ít nhất một người chăm sóc chủ yếu. Người chăm sóc cần có kiến thức về căn bệnh. Để tăng tính an toàn cho bệnh nhân, có thể tiến hành điều chỉnh sinh hoạt, nếp sống trong gia đình nhưng vẫn nên duy trì sự quen thuộc và gọn gàng. Một vài điều chỉnh gợi ý như tăng ánh sáng, khoá tủ và bếp, rút điện các thiết bị nguy hiểm, gài chuông báo hoặc sử dụng vòng định vị giúp xác định bệnh nhân trong trường hợp có triệu chứng đi lang thang…

4Phòng ngừa Alzheimer

Nên thực hiện những điều sau ngay từ khi còn trẻ để giảm nguy cơ mắc Alzheimer khi về già:

- Uống nước ép rau quả, nếu không thích uống nước ép thì nên ăn đủ lượng rau cần thiết.

- Cung cấp đủ lượng axít béo omega-3 để phát triển và duy trì hệ thần kinh khoẻ mạnh. Một số thực phẩm giàu axít béo omega-3 như: dầu gan cá, quả óc chó tươi ngâm trong nước vài giờ, rong tảo biển, rau sam, hạt lanh, cá hồi...

- Giữ mức cân nặng phù hợp với chiều cao.

- Thường xuyên vận động.

- Tránh xa nhôm:

+Nên ăn ít pho mát và bánh mỳ ngô đã qua chế biến.

+Hạn chế dùng một số loại thuốc có chứa nhôm như antacid và aspirin buffer.

+Không nên nấu rau xanh và cà chua trong các dụng cụ nhôm.

+Nên lưu ý rằng nhôm có trong chất chống đổ nhiều mồ hôi.

- Tránh xa thủy ngân: hỗn hợp hàn răng, hải sản (đặc biệt là những loại cá lớn), bóng đèn compact, huỳnh quang bị vỡ.

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Thần Kinh liên quan
Đau đầu căng cơ

Đau đầu căng cơ

Đau đầu căng cơ (Đau đầu căng thẳng) là một loại đau đầu thường gặp trong bệnh lý đau đầu. Bệnh có ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn. Đau đầu căng cơ có thể làm ảnh hưởng nhiều đến công việc, sinh hoạt hàng ngày nếu bạn không chữa trị kịp thời.
Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình

iền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi hệ thống các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ.

Đại lý: 352 Nguyễn Văn Công,
Phường 3, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Email: lienhe@chosithuoc.com
Tel: 028.6686 3399 - 0909 54 6070
TDV: Trần Văn An - 0902 346 379

ios ios

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top