{SLIDE}
Thông tin Diltiazem

Thông tin hoạt chất chỉ mang tính chất tham khảo chung. Để biết chi tiết của từng thuốc, mời bạn xem hướng dẫn sử dụng trong trang chi tiết.

Nhóm thuốc

Bệnh tim mạch

Tổng quan (Dược lực)

Diltiazem ức chế dòng calci đi qua các kênh calci phụ thuộc điện áp ở màng tế bào cơ tim và cơ trơn mạch máu. Do làm giảm nồng độ calci trong những tế bào này thuốc làm giãn động mạch vành và mạch ngoại vi. Thuốc làm chậm nhịp tim, giảm co bóp cơ tim và làm chậm dẫn truyền nút nhĩ thất. Thuốc được sử dụng trong điều trị đau thắt ngực và tăng huyết áp.

Dược động học

Diltiazem được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Thuốc hiện diện trong máu sau khi uống 30 phút. 

Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 4. Thời gian bán hủy trong huyết tương từ 4 đến 8 giờ. Diltiazem gắn với protein huyết tương với tỷ lệ 80-85%. Diltiazem được chuyển hóa mạnh ở gan; chất chuyển hóa có hoạt tính là desacetyl diltiazem. Thuốc được đào thải qua mật 65% và qua nước tiểu 35%. 

Chỉ ghi nhận có từ 0,2 đến 0,4% diltiazem không bị biến đổi trong nước tiểu. Có mối tương quan đáng kể giữa liều dùng và nồng độ trong huyết tương. Tăng liều sẽ dẫn đến tăng nồng độ trong huyết tương nhưng không gây hiện tượng bão hòa. 

Khi dùng liều ổn định thì nồng độ trong huyết tương cũng ổn định. 

Có mối tương quan giữa nồng độ trong huyết tương và hiệu lực của thuốc. 

Nồng độ trong huyết tương cần thiết để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn là từ 70 đến 200ng/ml. Nồng độ trong huyết tương dường như phải cao hơn trong trường hợp cơn đau thắt ngực nặng hơn. 

Dược động học của thuốc không bị thay đổi trong trường hợp suy thận. 

Các nồng độ trong huyết tương của thuốc ở người già, người bị suy thận, suy gan thường cao hơn ở người trẻ. 

Diltiazem và các chất chuyển hóa của nó rất ít bị thẩm tách.

Công dụng (Chỉ định)

Ðiều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

- Mẫn cảm với diltiazem hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

- Rối loạn hoạt động nút xoang.

- Blốc nhĩ thất độ 2 và độ 3.

- Suy thất trái kèm theo sung huyết phổi.

- Nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/phút.

- Phụ nữ cho con bú.

- Dùng đồng thời với dantrolen tiêm truyền.

- Kết hợp với ivabradin.

- Bệnh nhân hạ huyết áp nặng (huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg).

- Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính và sung huyết phổi trên X-quang phổi.

Tương tác thuốc

Chống chỉ định phối hợp: 

- Dantrolene (tiêm truyền), do thận trọng: ở động vật, một số trường hợp rung thất gây tử vong đã được ghi nhận khi dùng chung verapamil và dantrolene đường tĩnh mạch. Do đó việc phối hợp thuốc ức chế calci và dantrolene là có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã được điều trị đồng thời bằng nifedipine và dantrolene mà không bị bất lợi gì. 

Không nên phối hợp: 

- Esmolol (trường hợp bị hỏng chức năng của thất trái): rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). 

- Thuốc chống loạn nhịp: diltiazem có các đặc tính của thuốc chống loạn nhịp, và trên phương diện tương tác thuốc nó được xem như là một thuốc thuộc nhóm này. Do đó không nên kê toa chung vì có thể làm tăng các tác dụng ngoại ý do phối hợp tác dụng. Nếu phải phối hợp thì cần phải đặc biệt thận trọng, tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ. 

Thận trọng khi phối hợp: 

- Thuốc chẹn alpha: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế nặng. Nếu phải phối hợp thì tăng cường theo dõi các dấu hiệu của hạ huyết áp tư thế trong những giờ đầu dùng thuốc chẹn alpha và nhất là trong thời gian đầu điều trị. 

- Amiodarone: tăng nguy cơ bị chậm nhịp tim hoặc bloc nhĩ thất, nhất là ở người lớn tuổi. Theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ. 

- Thuốc chẹn bêta: rối loạn tính tự động, (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang-nhĩ và nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Nếu phải phối hợp thì cần phải tăng cường theo dõi lâm sàng và kiểm tra điện tâm đồ, nhất là ở người lớn tuổi và thời gian đầu điều trị. 

- Ciclosporine: tăng nồng độ ciclosporine trong máu do ức chế sự chuyển hóa của ciclosporine. Cần phải giảm liều ciclosporine, kiểm tra chức năng thận, định lượng nồng độ ciclosporine trong máu và chỉnh liều trong thời gian phối hợp thuốc và sau khi ngưng phối hợp. 

- Carbamazepine: tăng nồng độ carbamazepine trong máu với các dấu hiệu quá liều (do ức chế sự chuyển hóa ở gan). Cần theo dõi lâm sàng và tùy tình hình, có thể giảm liều carbamazepine. 

- Esmolol (trường hợp chức năng thất trái bình thường): rối loạn tính tự động (chậm nhịp tim quá mức, ngưng xoang), rối loạn dẫn truyền xoang nhĩ, nhĩ-thất và suy tim (do hiệp đồng tác dụng). Cần theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ. 

- Midazolam (đường tĩnh mạch): tăng nồng độ midazolam trong huyết tương (do giảm chuyển hóa ở gan) với tăng các dấu hiệu an thần. Theo dõi lâm sàng và giảm liều trong thời gian dùng phối hợp với diltiazem. 

- Rifampicine: làm giảm nồng độ thuốc đối kháng calci trong máu do tăng chuyển hóa ở gan. Theo dõi lâm sàng và chỉnh liều thuốc đối kháng calci trong thời gian điều trị chung với rifampicine và sau khi ngưng thuốc này. 

- Baclofene: tăng tác dụng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp động mạch và chỉnh liều thuốc hạ huyết áp nếu cần. 
Nên lưu ý khi phối hợp: 

- Thuốc trị trầm cảm nhóm imipramine: tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng). 

- Thuốc an thần kinh: tăng tác dụng hạ huyết áp với nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

- Phù ngoại vi, nhức đầu, chóng mặt, blốc nhĩ thất (có thể là độ 1, độ 2 hoặc độ 3; blốc nhánh có thể xảy ra), đánh trống ngực, đỏ bừng, táo bón, khó tiêu, đau dạ dày, buồn nôn, ban đỏ,khó chịu, căng thẳng, mất ngủ, nhịp tim chậm, hạ huyết áp thế đứng, nôn, tiêu chảy, tăng enzym gan (tăng AST, ALT, LDH, ALP), khô miệng, mày đay giảm tiểu cầu, thay đổi tâm trạng (gồm cả trầm cảm), hội chứng ngoại tháp, blốc xoang nhĩ, suy tim sung huyết, ngừng xoang, ngừng tim (vô tâm thu).viêm mạch (gồm cả viêm mạch máu hủy bạch cầu). tăng sản nướu.tăng glucose huyết, viêm gan, nhạy cảm với ánh sáng (bao gồm dày sừng dạng lichen ở vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời), phù mạch, phát ban, hồng ban đa dạng (bao gồm hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng hoại tử da nhiễm độc), đổ mồ hôi, viêm da tróc vảy, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính, thỉnh thoảng ban da tróc vảy có hoặc không có sốt, vú to ở nam giới.

Quá liều

- Các dấu hiệu ngộ độc cấp tính do quá liều có thể đi từ hạ huyết áp đến trụy tim mạch, chậm nhịp xoang có kèm theo hoặc không gây phân ly đồng nhịp, các rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất. 

- Cấp cứu ở bệnh viện, gồm: rửa ruột, bài niệu thẩm thấu. 

- Các thuốc giải độc được đề nghị: atropine, adrenaline, glutagon, có thể dùng calcium gluconate.

Lưu ý

- Tăng cường theo dõi ở bệnh nhân bị chậm nhịp tim hoặc bệnh nhân bị bloc nhĩ-thất độ 1 (do tăng nguy cơ). Ngược lại, không cần phải có những lưu ý đặc biệt trong trường hợp chỉ bị bloc một nhánh. 

- Ở bệnh nhân lớn tuổi, bị suy thận và suy gan, các nồng độ của diltiazem trong huyết tương có thể sẽ tăng. Nên đặc biệt lưu ý đến những điểm chống chỉ định và thận trọng lúc dùng và phải tăng cường theo dõi, đặc biệt là tần số tim và điện tâm đồ, vào thời gian đầu điều trị. 

- Trường hợp phải gây mê trong phẫu thuật, cần thông báo cho chuyên viên gây mê về việc đang dùng thuốc. 

- Diltiazem có thể được dùng không bị nguy hiểm cho những bệnh nhân bị các rối loạn mãn tính đường hô hấp. 

Lúc có thai

Các thử nghiệm trên động vật cho thấy thuốc có tác dụng gây quái thai. Hiện chưa có những số liệu thích đáng để kết luận về nguy cơ gây dị tật khi dùng cho phụ nữ mang thai. Do đó không nên dùng thuốc này trong thời gian mang thai. Tuy nhiên không cần phải phá thai khi phát hiện có thai trong thời gian dùng thuốc mà phải ngưng thuốc và thận trọng theo dõi. 

Lúc nuôi cho con bú

Diltiazem được bài tiết qua sữa mẹ với tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên không nên cho con bú trong thời gian điều trị.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc kê đơn mà không có sự hướng dẫn của y bác sĩ và người có chuyên môn.

Sản phẩm cùng hoạt chất Xem tất cả
Thuốc tim mạch Stella Diltiazem Stella 60 mg
Mã số: 2824
1876

Thuốc tim mạch Stella Diltiazem Stella 60 mg

Liên hệ
78,000 đ
Thuốc tim mạch Tilhasan 60mg | Hộp 3 vỉ x 10 viên
Mã số: 4743
1863

Thuốc tim mạch Tilhasan 60mg | Hộp 3 vỉ x 10 viên

Liên hệ
84,000 đ
Herbesser R100 Abbott, Hộp 100 viên
Mã số: 4981
2370

Herbesser R100 Abbott, Hộp 100 viên

Liên hệ
870,000 đ
Thuốc tim mạch Tildiem 60mg, Hộp 30 viên
Mã số: 4833
1330

Thuốc tim mạch Tildiem 60mg, Hộp 30 viên

Liên hệ
114,000 đ
Thuốc tim mạch Herbesser  30mg, Hộp 100 viên
Mã số: 4983
1678

Thuốc tim mạch Herbesser 30mg, Hộp 100 viên

Liên hệ
290,520 đ
Thuốc tim mạch Herbesser  60mg, Hộp 100 viên
Mã số: 4985
1691

Thuốc tim mạch Herbesser 60mg, Hộp 100 viên

Liên hệ
429,600 đ
Herbesser R200 Abbott , Hộp 100 viên
Mã số: 5486
1368

Herbesser R200 Abbott , Hộp 100 viên

Liên hệ
1,193,600 đ
Hasan Tilhazem 60mg 100 viên
Mã số: 9859
977

Hasan Tilhazem 60mg 100 viên

Liên hệ
200,000 đ

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top