{SLIDE}

Vạch trần thủ phạm khiến bạn ăn không ngon ngủ không yên

Thứ hai, 13/03/2017 - 10:08 AM

Ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngon hơn là liều thuốc tốt cho da, cân nặng, sức khỏe, tinh thần, nói tóm lại là toàn bộ cơ thể đều tốt. Thế  nhưng không phải ai cũng may mắn có được giấc ngủ sâu và ngon vậy đâu. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn khó ngủ hoặc không sâu giấc.


Bạn để bóng đèn ngủ quá sáng, nhiệt độ phòng quá cao

 

 

Để có được giấc ngủ ngon thì phòng ngủ của bạn không nên có bất kỳ tia sáng nào dù là do ánh sáng tự nhiên hay từ bất kì thiết bị điện tử nào.Khi đôi mắt của bạn điều chỉnh phù hợp với tia sáng nhẹ suốt đêm, thì não của bạn bị đánh lừa suy nghĩ rằng đây là lúc thức đồng thời khiến cho tuyến tùng giảm lượng hóc môn melatonin – hóc môn làm cho bạn dễ ngủ và làm giảm nhiệt độ cơ thể bạn. Cơ thể và não của bạn muốn được thư giãn khi đi ngủ, tuy nhiên nếu phòng ngủ của bạn quá nóng, cơ thể bạn sẽ khó giảm thân nhiệt và vì vậy bạn sẽ cảm thấy khó ngủ hơn. Sử dụng điều hòa hoặc quạt gió để tạo cảm giác mát mẻ trong phòng ngủ sẽ giúp bạn dễ dáng đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý không nên để nhiệt độ trong phòng quá lạnh vì nó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.


Tập thể dục quá muộn

Nếu bạn tập thể dục trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ thì bạn sẽ kích thích sự trao đổi chất, gây ra hiện tượng bồn chồn và thức giấc suốt đêm. Để tránh mất ngủ vì nguyên nhân này, bạn hãy cố gắng tập thể dục vào buổi sáng hoặc cuối giờ chiều nhé!


Uống rượu quá muộn

 

 


Chúng ta có xu thế xem rượu như là một liều thuốc ngủ; tuy nhiên nó thực sự gây trở ngại cho chuyển động mắt nhanh (REM) khi ngủ, làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau.


Xem tivi đến khi buồn ngủ

 

 

 

Đây là điều mà đa số người đều làm trước khi đi ngủ. Đây là cách làm không hay vì một số lý do. Đầu tiên, việc quan sát tivi làm kích thích hoạt động của não, điều này đối lập với những gì não bạn cần để có một giấc ngủ ngon. Thứ hai, ánh sáng phát ra từ tivi khiến não bạn tỉnh táo.


Cố gắng giải quyết vấn đề lúc nửa đêm

Mọi người thi thoảng rất tỉnh táo lúc nửa đêm, và vì thế mà điều đầu tiên nảy lên trong đầu chúng ta là đang lo lắng về vấn đề gì đó. Bạn nên ngừng suy nghĩ đến những thứ tác động mạnh đến bạn mà nên hướng tới những suy nghĩ tới những thứ ít phiền phức hơn.


Ăn quá nhiều protein trước khi ngủ

Protein cần nhiều năng lượng để tiêu hóa, làm cho bộ máy tiêu hóa của bạn hoạt động trở lại trong khi bạn đang nỗ lực đi ngủ - một sự phối hợp nguy hiểm. Tốt hơn là bạn nên có một bữa ăn nhẹ trước khi ngủ.

 

 

 

<<<Bài viết tham khảo: Siêu thực phẩm giúp ngủ sâu và ngon hơn


Thay đổi hóc môn

Mức độ không ổn định của hóc môn progesterone và estrogen (hóc môn của nữ) trong suốt kỳ kinh nguyệt của bạn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bạn có thể nhận biết được điều này, đặc biệt là khi thức dậy vào ban đêm.

 

Bạn đói

Việc lên giường với chiếc dạ dày rỗng tuếch sẽ làm cản trở giấc ngủ của bạn. Bởi  sự đau quặn của cơn đói sẽ đánh thức bạn. Những nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng những người đang cố gắng giảm cân có thể thức dậy thường xuyên vào ban đêm hơn những người bình thường.

 

Cơ thể mệt mỏi, chán ăn có thể xảy ra với bất kỳ ai, không kể tuổi tác, chán ăn hay không muốn ăn là một căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vậy lý do nào dẫn tới tình trạng này?

 

xem thêm: Khi nào cần bổ sung vitamin

                Những điều về vitamin bạn nên biết

 

Tuổi tác

Cùng với thời gian và tuổi tác, trong cơ thể bạn có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, vì thế cảm giác chán ăn cũng là một trong những vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi.

 

 

Do một dạng bệnh lý

Một số chứng bệnh như ung thư hoặc viêm nhiễm có thể là “đầu mối” dẫn đến tình trạng mất vị giác, ăn không ngon miệng, từ đó dẫn đến không muốn ăn.

 

Do căng thẳng

 Theo Trung tâm Nghiên cứu Sức Khỏe Quốc gia (Mỹ), công việc quá căng thẳng, tinh thần mất ổn định, thiếu ngủ, suy nghĩ quá nhiều sẽ làm cho người mệt mỏi, dẫn đến việc chán ăn, ăn không biết ngon, thậm chí ngửi mùi thức ăn đã buồn nôn. Trạng thái tâm lý nặng nề, mệt mỏi này có những tác động trực tiếp đến cảm giác ngon miệng của bạn.

 

Stress

là “thủ phạm” chính đánh cắp cảm giác ngon miệng và hứng thú của bạn với những loại đồ ăn.

 

Căng thẳng như muốn nổ óc

 

Rối loạn tiêu hóa

 Tình trạng đầy bụng, khó tiêu khiến bạn luôn rơi vào tình trạng ấm ách chính là lý do khiến bạn không muốn ăn bất cứ loại đồ ăn nào vì không muốn phải chịu đựng cảm giác khó chịu hơn nữa.

 

Do ảnh hưởng của thuốc

 Thuốc luôn là con dao hai lưỡi. Bên cạnh những tác dụng chính thì thuốc cũng có những tác dụng phụ và một trong những hệ lụy không mong muốn của thuốc chính là cảm giác chán ăn, không muốn ăn và mất vị giác.

 

<<<Xem thêm: Viên ăn ngủ ngon Happy Health Maxx


Bài viết liên quan

Công Ty TNHH Thương Mại Vinacost | Địa chỉ: 477/5 Nguyễn văn công, phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM | MST/ĐKKD/QĐTL: 0313148741

© Bản quyền thuộc về Chosithuoc.com 

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Công ty TNHH TM Y TẾ XANH chỉ phân phối thuốc cho các nhà thuốc theo hợp đồng, chúng tôi không trực tiếp bán hàng cho các cá nhân. Quý khách hàng liên hệ với các nhà thuốc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0909 54 6070

Back to top